Những quy định mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024

Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15 ngày 29/6/2024 (sau đây gọi là “Luật BHXH 2014”), đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 (sau đây gọi là “Luật BHXH 2024”), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025. Sau đây là một số sửa đổi quan trọng mà Doanh nghiệp cần lưu ý:  

1/ Bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội

Kể từ ngày 01/7/2024, Luật BHXH 2024 bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội. Đối với công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Riêng với người thuộc hộ nghèo, cận nghèo thì điều kiện về tuổi giảm hơn, từ đủ 70 đến dưới 75 tuổi trở lên được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

2/ Thay đổi số năm đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu

Trước khi ban hành Luật BHXH 2024, số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu là 20 năm. Sau khi Luật BHXH có hiệu lực thì có sự thay đổi về số năm đóng bảo hiểm xã hội, giảm từ 20 năm xuống 15 năm, nhằm gia tăng cơ hội được hưởng lương hưu của nhiều người hơn, nhất là những người tham gia bảo hiểm xã hội muộn.

3/ Thay đổi “Lương cơ sở” thành “Mức tham chiếu”

Căn cứ theo Luật BHXH 2024, mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và Quỹ bảo hiểm xã hội.

Luật BHXH 2024 quy định “Mức tham chiếu” dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội. Trước khi Luật BHXH 2024 có hiệu lực vào ngày 01/7/2025 thì mức tham chiếu bằng mức lương cơ sở. Hiện nay, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, mức lương cơ sở đang được áp dụng là 2.340.000 đồng/tháng, do đó, mức tham chiếu quy định tại Luật BHXH 2024 sẽ là 2.340.000 đồng.

4/ Mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm xã hội

Luật BHXH 2024 quy định mở rộng đối tượng được tham gia và thụ hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội. Cụ thể, trước khi Luật BHXH 2024 có hiệu lực, chủ hộ kinh doanh; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý, điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *