Vào ngày 20/11/2019, Quốc hội đã ban hành Bộ luật Lao động (“BLLĐ”) 2019 (Bộ luật số: 45/2019/QH14). Việc ban hành Bộ luật này là cần thiết và phù hợp bởi vì thực tiễn còn nhiều bất cập. Theo đó, Bộ luật mới đã có một số thay đổi đáng lưu ý về việc sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Những điểm đáng lưu ý bao gồm:
- Về điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã có những sửa đổi, bổ sung về các yêu cầu liên quan đối với bản thân người lao động nước ngoài như: độ tuổi, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, sức khỏe và nhân thân của lao động nước ngoài.
- Về thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động, nhưng hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
- Bổ sung các đối tượng không thuộc diện cấp Giấy phép lao động, bao gồm:
a) Người chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam;
b) Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
c) Thời hạn của giấy phép lao động vẫn giống như quy định cũ là 02 năm, nhưng có sự thay đổi so với quy định cũ là việc cho phép gia hạn thêm tối đa một lần với thời hạn 02 năm.
DNC nhận định rằng:
- Mặc dù, BLLĐ 2019 có quy định về thời hạn hợp đồng lao động được ký kết với người nước ngoài, nhưng luật lại cho phép các bên có thể thỏa thuận việc giao kết nhiều hợp đồng lao động xác định thời hạn. Điều này thể hiện, luật không quy định số lần tối đa mà các bên có thể giao kết hợp đồng lao động.
- Việc bổ sung đối tượng không thuộc diện cấp Giấy phép lao động hay việc cho phép gia hạn Giấy phép lao động là sự tiến bộ so với những quy định trước đây.
DNC hy vọng Quý doanh nghiệp có sử dụng người lao động nước ngoài cần lưu ý để có thể điều chỉnh phù hợp, đặc biệt với những điều khoản quy định trong hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài.